Công nghệ BlockChain là gì | Công nghệ blockchain và ứng dụng | Tri thức nhân loại

Nhiều người vẫn đang nghĩ blockchain như là 1 công nghệ để tạo ra các loại tiền kỹ thuật số. chẳng hạn như đồng tiền Bitcoin. Nhưng thực sự mục đích ban đầu của blockchain không phải là như vậy. Và khả năng của blockchain còn lớn hơn rất nhiều. Công ng

Nhiều người vẫn đang nghĩ blockchain như là 1 công nghệ để tạo ra các loại tiền kỹ thuật số. chẳng hạn như đồng tiền Bitcoin. Nhưng thực sự mục đích ban đầu của blockchain không phải là như vậy. Và khả năng của blockchain còn lớn hơn rất nhiều. Công nghệ blockchain có thể hiểu đơn giản là cách thức ghi chép thông tin vào sổ sách. Công nghệ này được lập trình để có thể ghi lại và theo dõi bất cứ thứ gì có giá trị. từ những giao dịch tài chính đến hồ sơ y tế, hoặc thậm chí là quyền sở hữu đất đai. Điểm khác biệt là thay vì chỉ ghi thông tin vào 1 cuốn sổ cái do 1 người nào đó giữ. thì nay công nghệ blockchain sẽ giúp cho cuốn sổ cái này được công khai. và nhiều người có thể cùng giám sát những thông tin được ghi và sửa đổi trên cuốn sổ cái này. Điều này, giúp cho tất cả những thông tin được lưu vào trong cuốn sổ cái này.

Được minh bạch và chính xác hơn. Giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem. làm sao blockchain có thể thực hiện được điều đó. Điều mà đã khiến nó trở thành 1 cuộc cách mạng trong cách con người tương tác với nhau. Thứ nhất: Cách thức lưu trữ và theo dõi dữ liệu. Blockchain lưu trữ thông tin trong các khối. Các khối này được liên kết với nhau theo thời gian thực để tạo thành 1 chuỗi liên tục. Vì vậy, blockchain có nghĩa là 1 chuỗi các khối. Nếu 1 thông tin đã được lưu trữ thành công vào 1 khối rồi. thì khối đó sẽ không cho phép bất cứ ai chỉnh sửa được nữa. Vì thế, nếu muốn chỉnh sửa thông tin đó. chỉ có 1 cách duy nhất là phải ghi thông tin lên 1 khối mới. kèm theo thông tin của người đã chỉnh sửa, và thời gian cụ thể. Nghe có vẻ cũng đơn giản. Vì Blockchain cũng chỉ dựa theo phương pháp ghi chép của bên tài chính.

Đó là không xoá dữ liệu cũ, để có thể theo dõi được sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây 1 ví dụ cụ thể. Giả sử đang có 1 sự tranh chấp giữa ông Phước và bà Bình về quyền sở hữu 1 mảnh đất của gia đình. Nhờ có công nghệ blockchain đã lưu trữ toàn bộ những thông tin liên quan tới mảnh đất này trong hồ sơ tổng. Khi xem lại thông tin từ đầu. ta biết được rằng ông Tuấn là người đầu tiên sở hữu mảnh đất này vào năm 1980. Sau đó, ông đã bán tài sản này cho bà Lan vào năm 1991. và 1 lịch sử giao dịch mới đã được ghi vào trong hồ sơ tổng. Cứ tiếp tục như vậy. mỗi sự thay đổi quyền sở hữu liên quan tới mảnh đất này. đều được ghi nhận vào hồ sơ tổng dưới dạng như 1 lịch sử giao dịch mới. Điều quan trọng là. thông tin giao dịch cuối cùng liên quan tới mảnh đất này. thể hiện rằng ông Phước đã mua tài sản này từ cha của mình vào năm 2009.

Điều này có nghĩa là ông Phước là chủ sở hữu hiện tại của mảnh đất này. Điểm thú vị và độc đáo ở đây là. không giống như việc lưu trữ các lịch sử giao dịch theo cách cũ. thường chỉ lưu vào trong 1 hồ sơ tổng hoặc chỉ lưu trong 1 hệ thống duy nhất. Blockchain được thiết kế để có thể phát tán thông tin có trong sổ cái lên ra 1 mạng lưới máy tính rộng lớn. Đây là kiểu lưu trữ thông tin phi tập trung. Việc lưu trữ thông tin phi tập trung, sẽ hạn chế được việc giả mạo dữ liệu. Điều này sẽ đưa chúng ta tới yếu tố thứ hai đã làm cho blockchain trở nên độc đáo hơn. Để 1 khối mới, có đủ điều kiện được thêm vào chuỗi. nó phải trải qua vài bước xử lý. Đầu tiên, 1 câu đố mật mã phải được giải để có thể tạo ra 1 khối mới. Tất cả các máy tính trong mạng lưới sẽ cùng cố gắng giải câu đố này. nhưng chỉ có duy nhất 1 máy tính sẽ cho ra kết quả đầu tiên.

Máy tính giải được câu đố, sẽ chia sẻ kết quả cho những máy tính khác trong mạng lưới. Đây được coi như là bằng chứng của công việc. Sau đó, tất cả các máy tính khác trong mạng lưới. sẽ kiểm tra thông tin của kết quả giải câu đố trên. Và nếu kết quả là đúng. khối mới sẽ được thêm vào chuỗi. Chính sự kết hợp giữa những câu đố toán học và được xác minh bởi nhiều máy tính khác trong mạng lưới. đã đảm bảo rằng, mọi thông tin được lưu trong khối đó là minh bạch và chính xác. Vì thế, chúng ta có thể tin tưởng vào những dữ liệu này. Và vì chúng ta cũng là 1 phần trong mạng lưới đó. nên chúng ta có thể tương tác trực tiếp với dữ liệu của mình trong thời gian thực. Chính điều này đã dẫn chúng ta tới yếu tố thứ 3 đã khiến cho công nghệ blockchain là 1 công nghệ thay đổi luật chơi. đó là loại bỏ trung gian. Như hiện tại, khi làm ăn với các đối tác nước ngoài.

Các công ty thường phải thông qua trung gian là ngân hàng để tránh rủi ro hàng hóa đã xuất đi. nhưng bên đối tác lại không chịu chuyển tiền. Hoặc như khi đi mua đất đai. người mua đất cũng có thể thông qua trung gian ngân hàng để đảm bảo rằng các giấy tờ sang nhượng quyền sử dụng đất đã được hoàn thành rồi. mới chuyển tiền cho bên người bán. Cách làm ăn này có thể hạn chế được rủi ro. nhưng nó cũng làm cho chúng ta phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Quay trở lại ví dụ tranh chấp đất đai giữa ông Phước và bà Bình ở phía trên. Nếu như thông tin quyền sở hữu mảnh đất của ông Phước được lưu trong 1 blockchain. ông Phước sẽ không cần phải thông qua luật sư và tòa án để có thể chứng minh rằng tài sản này là của mình. Vì chúng ta đã biết rằng. tất cả các khối được thêm vào chuỗi. đã được kiểm chứng thông tin là đúng sự thật và không thể bị giả mạo.

Khi đó. ông Phước chỉ cần cho bà Bình xem thông tin về quyền sở hữu của mình đã được lưu an toàn trên blockchain. là sự tranh chấp coi như đã được giải quyết xong. Kết quả là ông Phước đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho trung gian là luật sư. để giải quyết việc kiện tụng tại tòa án theo như cách thông thường. Đây chính là kiểu tương tác ngang hàng đáng tin cậy với dữ liệu. Nó thực sự là cuộc cách mạng trong cách chúng ta truy cập thông tin. xác minh thông tin và tiến hành giao dịch với nhau. Hơn thế nữa, vì Blockchain là 1 dạng công nghệ chứ không phải là 1 mạng lưới đơn lẻ. nên nó có thể được áp dụng theo nhiều cách và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng mà 1 số blockchain có thể hoàn toàn công khai cho tất cả mọi người sử dụng. 1 số blockchain khác thì chỉ cho phép công khai trong 1 nhóm các công ty.

Hoặc 1 nhóm các ngân hàng, hoặc các cơ quan của chính phủ. Cũng có những blockchain kiểu con lai. Nghĩa là nó sẽ công khai hết dữ liệu cho mọi người xem. nhưng chỉ cho phép 1 số người được cấp quyền thêm dữ liệu mới. Ví dụ như chính phủ có thể sử dụng blockchain kiểu con lai trong việc lưu trữ thông tin về quyền sở hữu đất đai. Nhờ đó mà ông Phước và bà Bình có thể tránh được việc kiện tụng. vì họ có thể tự kiểm tra thông tin ai là người đang sở hữu mảnh đất hiện tại. thông qua dữ liệu đang có trên blockchain. Kết hợp cả 3 yếu tố kể trên. gồm có lưu trữ dữ liệu phi tập trung. tạo ra những dữ liệu đáng tin cậy. và loại bỏ trung gian trong việc tương tác với nhau. Đã khiến cho công nghệ blockchain thực sự trở thành 1 cuộc cách mạng trong cách chúng ta tương tác với nhau. tương tự như sự trỗi dậy của internet.

https://www.youtube.com/watch?v=uohb5sYyppk

https://youtu.be/uohb5sYyppkNhiều người vẫn đang nghĩ blockchain như là 1 công nghệ để tạo ra các loại tiền kỹ thuật số. chẳng hạn như đồng tiền Bitcoin. Nhưng thực sự mục đích ban đầu của blockchain không phải là như vậy. Và khả năng của blockchain còn lớn hơn rất nhiều. Công ng