EDU | 7 điều cần biết về Blockchain – Blockchain Hack Coaching

Hello xin chào tất cả mọi người. Mình là Lê Duy đến từ Kiwi group và The hidden gem . Và hôm nay Duy xin phép đồng hành cùng các bạn trong 1 chương trình có tên gọi là Blockchain Hack Coaching. Đây là một chương trình Duy và team tạo ra để nhằm mục đíc

Hello xin chào tất cả mọi người. Mình là Lê Duy đến từ Kiwi group và The hidden gem . Và hôm nay Duy xin phép đồng hành cùng các bạn trong 1 chương trình có tên gọi là Blockchain Hack Coaching. Đây là một chương trình Duy và team tạo ra để nhằm mục đích giúp tất cả mọi người khi mới tham gia vào thị trường có những kiến thức cơ bản. đơn giản và sơ khai nhất để làm sao. Để bạn có thể hiểu nhanh nhất lĩnh vực crypto cũng như là blockchain hiện tại. OK thì tất cả những video về kiến thức nâng cao cũng như cách tìm research và hidden gem thì mình đã có trình bày trên cái chanel của mình rất nhiều. Cho nên đây là chuỗi video dành cho người mới 100% khi bước chân vào thị trường ha cả nhà. Rồi ok cảm ơn tất cả các bạn rất là nhiều và hy vọng rằng ở trong suốt những video này mình sẽ là người đồng hành và giúp các bạn có thêm những cái thông tin hiệu quả hơn.

Thank you và chúng ta sẽ bắt đầu những video của chúng ta. Hello. Xin chào tất cả các bạn. Thì chào mừng tất cả các bạn đã quay trở lại với mình trong cái chuối serie Blockchain hack coaching. Thì hôm nay là cái bài ngày số 2 thì hôm nay mình muốn nói với cả nhà về khái niệm sau khi cả nhà đã biết, tìm hiểu về Bitcoin là gì trước. Thì hôm nay chúng ta sẽ đến với cái bài blockchain là gì và nếu như ai chưa xem lại video bitcoin là gì. Thì ok các bạn có thể xem lại cái video trước của mình. Mình mới vừa làm đó là tập 1. Còn bây giờ là tập số 2 Blockchain là cái gì. Như các bạn thấy trên màn hình mình đã tổng hợp file thông tin những điều cơ bản nhất cần chia sẻ. Và cũng xin nhấn mạnh lại đây là những điều cơ bản nhất mình cần chia sẻ và sau khi có được những điều cơ bản này. các bạn hoàn toàn có thể research và tìm hiểu thêm thông tin ở google cũng như youtube.

OK còn đây mình đang hướng dẫn 100% cho người mới. Ok mình sẽ xem lại những phần chúng ta đến với nhau trong bài ngày hôm nay. Rồi thì đầu tiên thì để nói về blockchain là cái gì thì chúng ta hôm nay sẽ nói về những cái khái niệm như sau. Có 1,2,3,4,5,6,7 cái khái niệm chúng ta cần được lưu ý trong ngày hôm nay. Đầu tiên là block, rồi thứ 2 là Ledger, thứ 3 là Distribution. Thứ 4 là Transaction, thứ 5 là Comfirmation, thứ 6 là Proof of work và thứ 7 là Result. Rồi thì đây là phiên bản cũ đầu tiên của blockchain. Bây giờ chúng ta có rất nhiều hình thức rồi. Proof of work, proof of stake. Proof of history rồi rất là nhiều cái proof of ha. Thì bằng chứng công việc trên blockchain. Bây giờ chúng ta đã cập nhật mới nhưng đây là phiên bản đầu tiên mà mình muốn các bạn tìm hiểu. Rồi. Thì đầu tiên cái việc của blockchain này được ra đời là vào năm 1991. Có nghĩa là khi bạn tìm hiểu cái video về bitcoin.

Thì chúng ta thấy Bitcoin được ra đời bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2009. Nhưng tại sao Satoshi triển khai cái đó. Bitcoin trên blockchain thì có nghĩa là blockchain đã có đó từ lâu nhưng chẳng ai sử dụng đến nó cho đến cái ngày ông Satoshi đó. Ông mới triển khai Bitcoin lên trên nền tảng blockchain đầu tiên, đánh dấu việc hình thành cái đồng cryptocurrency đầu tiên trên thế giới. chạy trên nền tảng blockchain. Vậy chúng ta có thể làm 1 khái niệm so sánh cũng như là hiểu cơ bản và đơn giản về blockchain như thế này. Nếu crypto là những con cá thì bạn thấy hiện tại trên thị trường bây giờ trên thị trường đang có gần 12.000 con cá. Thì blockchain chính là cái biển, chính là cái nơi gọi là cái môi trường sống cho tất cả con cá đó . OK. Vậy thì blockchain là môi trường sống còn crypto là tất cả con cá bơi trong cái môi trường sống đó.

Có thể là sông suối, hồ, biển, ao. Tất cả mọi môi trường ha. Thì blockchain được ví như môi trường sống của crypto. Ok. Vậy thì chúng ta đến với thành phần cấu hình đơn giản nhất của blockchain. Thì chúng ta tách thành 2 cái cum. Một là block và hai là chain. Thì đây là thành phần chuỗi khối ha. Các block bạn thấy trên hình mình có demo là các cục ô vuông như thế này. Thì những cục này lưu trữ dữ liệu data của bạn, những cái vấn đề transaction. Ông di chuyển cho ông nào đó hay BTC. Những cái video lần trước đấy. Thì tất cả những dữ liệu transaction đó thì được note lại, được ghi lại ở trong những cái block như thế này . Rồi thì chúng ta có 1 cái phần kết nối những block lại thì nó gọi là chuỗi ha. Nó xâu, nó móc kết nối lại thì tại sao kết nối và kết nối như thế nào. Thì chúng ta sẽ giải quyết nó ở những cái phần tiếp theo, ở sau. Ok vậy thì bạn hiểu được cơ bản là ok block là dành để ghi tất cả transaction xảy ra.

Trong cái hệ thống của crypto nó xảy ra hàng ngày. Rồi ok chúng ta đến với 1 cáirồi bây giờ chúng ta đi sâu vào và tất ở trên mình có note ra cái phần Ledger. là những cái sổ cái, những cái sổ cái thì có nghĩa là tất cả thông tin giao dịch của bạn thay vì nó được đưa vào cái trung tâm nào đó. thì ở trên blockchain người ta gọi nó là cái sổ cái vậy thôi. Rồi thì bây giờ cái sổ cái nó khác gì so với mô hình truyền thống. Ở mô hình truyền thống thì tất cả những thông tin của bạn được lưu trữ bởi ngân hàng đúng không, bởi 1 cái trung tâm cơ sở dữ liệu nào đó. Google, Facebook, Amazon. Tài khoản, thông tin đăng nhập của bạn mọi thứ đều nằm ở server để khi cần thì bạn mới resource lại được, xin lại được. gửi mail rồi này nọ để lấy lại, cung cấp tài khoản, sao kê đồ đó bạn. Ok thì tất cả dữ liệu đều phải nằm ở nơi trung tâm.

Rồi nhưng ở trên blockchain này nó có 1 khái niệm nữa là public distributed ledge có nghĩa là sổ cái phân tán. và nó public có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể thấy được toàn bộ giao dịch mà không cần phải cái bà Phương Hằng phải đi làm phiền người khác đồ. để mà sao kê này sao kê kia. Bà tự động. Nếu ở trên blockchain thì bà tự đồng bà lên phần và tra xuất tất cả đầy đủ thông tin info được hết ha. Vấn đề bà phải biết địa chỉ ví đó là của ai thì mới tra xuất được. Rồi còn mọi thứ là minh bạch và công khai nằm trên đó. Không cần phải đi lòng vòng cho nó mệt. Ok rồi thì bây giờ mình nói sâu về trong cái block. Trong 1 cái block thì có những cái gì. Rồi trên 1 cái block thì nó sẽ có 3 thứ. Data, hash và hash of previous block. Rồi thì những cái này mình sẽ nói chuyên sâu vào từng cái ha. Thì đầu tiên chúng ta sẽ nói về data là một cái lưu trữ thông tin về những cái giao dịch. Giao dịch là transaction. Đây ha.

Mình muốn các bạn thấy chữ Transaction này. Chúng ta nói về Distribution, chúng ta nói về Ledge, rồi chúng ta nói về data ha. Ok là lưu trữ thông tin. Bên này có 1 cái hình minh họa rất là đơn giản thôi. Từ một bạn nữ chuyển cho 1 bạn nam bao nhiêu đó số tiền. mà được lưu trữ bằng Bitcoin đi ha. Thì chuyển như thế cái thông tin đó được lưu lại trong cái trường dữ liệu của 1 cái block. Rồi thì ví dụ như trong 1 cái block này nó sẽ có cái kích thước khác nhau và tùy mỗi cái blockchain nó quy định . Thì kích thước nó càng lớn thì nó sẽ chứa được càng nhiều cái dữ liệu ha bạn ha. Thì điều đơn giản là càng ngày cái dữ liệu nó càng lớn ra. và blockchain nó sẽ càng nặng và nó sẽ càng chậm. Và cái chuyện đó nó dẫn đến những giải pháp sau này cho blockchain khác . Blockchain tiên tiến mới sẽ giải quyết. Rồi chúng ta đến với 1 cái phần tiếp theo đó là 1 cái phần gọi là hash.

Hash thì được gọi là hàm băm bạn thấy ha. Nó đại diện cho những cái mã như thế này thì nó đươc mã hóa và nó là unique. Bạn có thể hình dung giống như kiểu 1 cái vân tay vậy đó. Thì cái hàm hash này nó không đụng hàng với bất kì hàm hash nào khác. Vậy thì nó là như thế nào thì mình sẽ giải thích ở phần dưới chi tiết và rõ hơn. Thì trong hash nó có cả hash previous . Rồi thì đây là 1 cái hình mô phỏng mà mình giúp cho các bạn có thể hiểu hơn.Rồi tại sao phải có hash và phải có previous hash . Thì để khởi tạo,..sau khi 1 cái block được khởi tạo thì nó sẽ có 1 cái mã hash đúng không ạ. Rồi thì để khởi chạy 1 cái block tiếp theo bằng cách nối mànó nối dây chuyền. Thì làm sao biết cái block số 2 nằm kế block số 1. và làm sao biết blocck số 3 nằm kế block số 2 thì nó sẽ sinh ra 2 thuật ngữ là hash và previous hash.

Thì bạn để ý cái thằngchờ mình một tí. Chúng ta sẽ để ý ở đây có 1 cái thằng. Đây bạn đầu tiên chúng ta sẽ để ý 2 cái thằng số 1 nó có thằng hash previous này. Rồi ok cái thằng previous hash số 2 phải trùng với thằng này. Bạn thấy 2 thằng này nó trùng nhau này. 2 thằng này nó phải trùng nhau. Thì tại sao nó trùng nhau như thế này. Để nó biết rằng cái block số 2 này có cái mã này để được cắm vào đây chứ không phải thằng số 3 ha. Nó phải trùng cái này. Cái nguyên lý này nó giống như 1 cái mắt xích trên cái xe lửa vậy đó . Thì cái toa sô 1 để nối với toa số 2 thì 2 thằng đó phải có 1 điểm gì đó chung. Thì ở đây cái điểm chung đó chính là cái mã hash của thằng 1 phải trùng với mã previous hash ở thằng số 2. Rồi tiếp theo bạn thấy vậy thì mã hash của thằng số 2 phải trùng với previous hash của thằng số 3.

Thì chính vì nguyên lý này nó sẽ nối nối nối với nhau và cắm vô đây chúng ta sẽ có chuỗi số 4, số 5 rồi số 6. Cứ như thế cái quy luật này nó sẽ triển khai ha. Thì chúng ta sẽ có những mã hash như vậy . Rồi thì đầu tiên cái previous hash của cái khối đầu tiên mà được tạo ra á, thì người ta gọi nó là genesis block. Block khởi tạo, block số 1, block đầu tiên. Block đầu tiên được khởi tạo trong hệ mạng lưới blockchain thì được gọi là genesis block block khởi tạo ha. Thì ví dụ là như thế này. Nhứng số 0 như thế này. Rồi. Mình cũng nói là mô hình xe lửa để các bạn dễ hình dung. Rồi chúng ta đến với 1 cái phần nữa là proof of work. Rồi proof of work là bằng chứng về công việc. Cũng như mình đã nói ở đầu video rồi. Hiện tại blockchain đang có rất là nhiều cái proof of. Nào là proof of stake. rồi trong proof of stake có rất là nhiều cái dạng rồi ha. Nào là validator rồi nominator, rất là nhiều thứ.

Rồi bây giờ chúng ta chỉ nói sơ về vấn đề Bitcoin. Thì đầu tiên được sinh ra để có 1 cái phần gọi là proof of work. Thì proof of work này là cái gì. Ok thì bạn thấy có nghe một vấn đề những người miner, những cái miner đi giải toán đúng không ạ. Họ sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính để giải những bài toán rồi họ nhận lại được những cái phần thưởng rewards của các cái block đây. Đây ha. Đây là đại diện thôi. Thực ra nó có những cái máy tính là computer nó xây dựng lên như thế này. Sau đó rồi nó cắm cạc màn hình vào trong những cái phần ổ cứng đó. Nó cắm cắm vô để mà nó sử dụng sức mạnh tính toán CPU . cái hàm để giải quyết cái hàm băm đó. Thì..đây này..miner..giải toánđóng block để nhận rewards. Rồi thì đây là những cái block. Đâynhững cái block được đóng lại ha. Thì mỗi một block được đóng lại thì những người miner nào được phép đóng cái block đó lại.

Thì nhận reward của cái block đó. Rồi thì đầu tiên không phải cứ thằng nào mạnh thì thằng đó thắng đâu. Nó sẽ có tỷ lệ chiến thắng cao hơn bởi vì cái sức mạnh tính toán của nó nhiều hơn nhưng ở trong cái mô hình blockchain này,. nó có thuộc tính gọi là thuộc tính thử sai. Có nghĩa 1 bài toán được đưa ra thì nó thử từng dãy số như thế này . Thì đôi khi một cái máy tính ở chỗ khác nó không mạnh bằng cái thằng mạnh nhất nhưng mà nó thử nhanh hơn. Nó vô tình những cái chuỗi số tính toán của nó theo một cái phương thức gì đó mà nó giải được cái bài toán đó nhanh hơn. thì nó vẫn hoàn toàn có khả năng đóng block. Điều này nó khá là thú vị. Chứ nếu không một thằng nào đó máy tính nó mạnh quá rồi. suốt ngày nó cứ giải và nó đóng hết tất cả các block như thế lại không công bằng và chẳng ai còn làm việc trong hệ thống đó nữa.

Và rồi tất cả những người miner này họ sẽ được phân tán trên toàn thế giới như thế này để giải quyết tất cả những cái chuyện của chúng ta. Đó là đóng những cái block này hàng ngày. Rồi cái việc đóng những block này đồng nghĩa với việc họ verify tất cả transaction nằm trong cái block mà họ nhận rewards. Khi họ đóng một cái block rồi thành công ý thì tất cả cái note khác, tất cả các sổ cái khác gọi là đồng bộ hóa cùng một cái đó. Kiểu như là đã chốt rồi. Ông di chuyển sang bên kia 2 BTC rồi các kiểu đó. Confirmation xong hết. Thì khi confirmation xong hết rồi và đóng 1 cái block bụp. Thì tất cả những cái note còn lại phải nghe theo cái người đó, cái người verify cái note đó ha. Cái người miner đóng cái block đó. Rồi thì tất cả các note còn lại phải đóng. Rồi thì cái phần mã hóa hàm băm đó thì đối với bitcoin thì ns sử dụng cái thuật toán SHA 256.

Bạn có thể tìm hiểu sau hoặc là không cũng được. Mình cũng chẳng cần tìm hiểu sâu làm gì. Rồi Ethereum thì nó sẽ có 1 cái Ethereum ASH. Thì mỗi một thằng sẽ có 1 cách mã hóa hàm băm khác nhau để giải toán. Rồi và chúng ta đến với 1 cái phần cuối cùng là transaction và confirmation. Thì trong cái vấn đề giao dịch của Bitcoin. Đầu tiên chúng ta sẽ có 2 cái là Private key và public key. Vậy thì 2 cái vấn đề này là như thế nào. Đây là 1 cái hình mô phỏng rất là hay. Bạn Philip chuyển 2 BTC cho bạn Jack ở bên này. Rồi thì bạn Philip sẽ đưa ra một cái hợp đồng cùng 1 cái private key của bạn ấy. Rồi sau đấy bạn ấy hash mã hóa nó lại thành 1 cái bảng như thế này để gửi đi. Rồi thì chỉ có cái public key của bạn Jack đúng này . Chỉ có public key đúng đưa vào hợp đồng này thì mới giải ra được bản hợp đồng này thì bên này mới nhận được tiền là 2 BTC decryption.

Bên này là encryption mã hóa. Bên này là giải encryption. Cái này nó sẽ dễ hơn nếu như bạn hình dung ngày xưa chúng ta có trên máy tính. Chúng nén 1 cái file zip lại và chúng ta đặt cái password cho nó. Và cái người bên kia chúng ta làm gì ạ. Chúng ta muốn mở nó chúng ta unzip ra thì chúng ta phải gõ đúng cái password đúng không. Vậy thì đúng cái password đó. Thì chúng ta giống như cái mô hình này thì chúng ta unlock ra được cái file. Thì chúng ta unlock cái transaction đó thì tiền sẽ chuyển cho chúng ta ha. Chỉ có bạn này mới unlock được bằng cái private key của bạn đó thôi. OK. Rồi ha cả nhà. Thì cái public key này nó giống như một cái địa chỉ. Private giống như cái số nhà của bạn. giống như cái địa chỉ email leduyamok gmail.com gì đó. Thì tất cả mọi người đều thấy và chuyển tiền được cho tôi. chuyển cái đồ đến nhà của tôi. Còn bây giờ để mở được cái đồ đó, sử dụng được cái đồ đó hay không là phải cần 1 cái password.

Thì nó gọi là private key ha. Cái kiện hàng đã được chuyển tới đúng địa chỉ nhưng cái địa chỉ đó thì ai cũng biết đúng không . Ai cũng có thể chuyển đến cái nhà của tôi nhưng để mà mở được cái đơn hàng, mở được cái đó. unlock được cái packback đó thì cần có password. Thì password đó chính là private key. Và cái private key thuộc tính là unique. Thuộc tính là duy nhất ha. Không có cái này thì sẽ không mở được giao dịch đó. Rồi đơn giản là như vậy. Vậy thì mình hy vọng rằng đây là tất cả những cái phần mình đã tóm tắt với các bạn trong cái bộ slide này. Là một cách đơn giản, nhanh chóng nhất về blockchain. Rồi những thông tin kiến thức về sâu hơn, về từng phần. Bạn có thể đi tìm hiểu thêm về những cái trên Youtube và Google. OK. Cảm ơn các bạn đã theo dõi video của mình. Và mình là Lê Duy đến từ Kiwi group và hidden gem. Hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.

https://www.youtube.com/watch?v=l_DYzC9cW_s

https://youtu.be/l_DYzC9cW_sHello xin chào tất cả mọi người. Mình là Lê Duy đến từ Kiwi group và The hidden gem . Và hôm nay Duy xin phép đồng hành cùng các bạn trong 1 chương trình có tên gọi là Blockchain Hack Coaching. Đây là một chương trình Duy và team tạo ra để nhằm mục đíc